Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

An trú trong an trú

là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, nó còn có nghĩa là không tánh. Khi ở trong trạng thái an trú trong an trú này, nếu đang đi kinh hành biết mình đang đi kinh hành thì không thấy có niệm nào khởi lên, nếu có niệm nào khởi lên thì sự an trú ấy không còn là an trú trong an trú nữa, đó là niệm ác, còn niệm thiện khởi thành một dòng suy tư ly tham đoạn diệt ác pháp, dòng suy tư ấy khiến cho đang an trú lại an trú nhiều hơn.

Vì thế dòng suy tư ấy không được tác ý diệt nó, vì diệt nó khiến cho tri kiến giải thoát bị diệt mất. An trú trong an trú (bất động tâm) thì những dòng suy tầm ác phải đoạn dứt bằng pháp như lý tác ý, còn những dòng suy tầm thiện thì không được diệt mà hãy tăng trưởng như trong pháp môn Tứ Chánh Cần đã dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp”.

Khi đang an trú như vậy tâm hướng đến đứng thì liền đứng lại, chứ không phải khi tâm hướng đến đứng lại mà không đứng lại vẫn tiếp tục đi kinh hành, là tu sai pháp môn Tứ Niệm Xứ. Trong khi đứng lại cũng phải biết rõ ràng trong khi đứng lại không có một niệm nào tham, sân, si khởi lên.

Đó là đang an trú trong an trú. Hướng tâm không phải là vọng tưởng. Cho nên, nếu an trú trong an trú tức là khi trong tâm thanh thản an lạc và vô sự, mà nếu có những niệm khởi trong tâm thì không phải toàn bộ những niệm đó đều là vọng tưởng hết.

Kinh dạy: "Trong khi Ta đang đi kinh hành thời tham ưu và các bất thiện pháp không chảy vào, ở đây vị ấy ý thức rõ như vậy. Này Ananda nếu Tỳ kheo an trú trong an trú này tâm vị ấy hướng đến đứng lại vị ấy đứng lại và nghĩ rằng: Trong khi ta đang đứng lại thời tham ưu và các pháp bất thiện không chảy vào”.

Nếu tâm hướng đến ngồi, liền ngồi xuống nhưng ý thức biết rất rõ ràng hành động ngồi mà không có một niệm tham ưu hay các ác pháp nào xen vào trong khi đang ngồi. Ngồi mà vẫn thấy tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Nếu tâm hướng đến nằm thì chúng ta nằm xuống với tâm tỉnh giác an lạc, thanh thản và vô sự tức là tu tập đúng pháp, dù đang nằm nhưng vẫn an trú trong sự an trú. Trong khi an trú tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự trong bốn oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, đều sống trong một tâm ấy, nhưng tâm hướng đến đi chúng ta đi, tâm hướng đến đứng chúng ta ứng, tâm hướng đến ngồi chúng ta ngồi, tâm hướng đến nằm chúng ta nằm, nhưng chúng ta đều ý thức rất rõ đi, đứng, ngồi, nằm an trú trong sự an trú thanh thản, an lạc và vô sự.

Nếu trong đó niệm tham ưu và các bất thiện pháp thì phải diệt ngay liền, còn tất cả niệm khác thì không nên diệt. Đang ở trong trạng thái an trú trong sự an trú ấy tâm hướng đến độc thoại tào lao, như “Nói chuyện đời, chuyện thiên hạ, chuyện bạn bè, chuyện tình tứ trai gái, v.

...”, khởi ra trong tâm thì tác ý đình chỉ nó ngay liền. Vì tâm độc thoại như vậy là vọng tưởng.Còn ngược lại tâm hướng đến độc thoại li tham, đoạn ác pháp, xa lìa, viễn li, từ bỏ tâm tham, sân, si, và các ác pháp khác như: Thất kiết sử, ngũ triền cái, thân ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên, v.

... thì hãy tiếp tục, đừng có dừng, vì nó không phải là vọng tưởng mà nó đang triển khai tri kiến giải thoát li tham, đoạn ác pháp. Cho nên, tâm hướng đến độc thoại thì không được nói chuyện ngoài vấn đề để ly tham đoạn ác pháp, hay vấn đề viễn ly, trừ bỏ đoạn diệt tâm tham, sân, si. Người tu tập Tứ Niệm Xứ an trú trong sự an trú cũng giống như người sống bình thường cũng đi, đứng, ngồi, nằm, đều theo sự hướng tâm chủ động điều khiển rất tỉnh giác.

Gợi ý